Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp khoa học công nghệ xin thông báo công khai thông tin Đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững cây Sả Hương Tây Giang, Quảng Nam theo chuỗi giá trị”, ĐTĐL.CN-20/20, với những nội dung sau:
- Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu phát triển bền vững cây Sả Hương Tây Giang, Quảng Nam theo chuỗi giá trị”, ĐTĐL.CN-20/20;
- Danh sách cán bộ thực hiện đề tài:
TT | Họ và tên, học hàm học vị | Chức danh thực hiện đề tài | Tổ chức công tác |
1 | TS. Nguyễn Phương | Chủ nhiệm đề tài | Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN |
2 | ThS. Nguyễn Trịnh Hoàng Anh | Thư ký | Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN |
3 | TS. Trần Văn Chí | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
4 | TS. Bùi Tri Thức | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
5 | ThS. Phạm Tuấn Đạt | Thành viên chính | Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN |
6 | TS. Nguyễn Văn Hồng | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
7 | CN. Mã Thị Bích Thảo | Thành viên chính | Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN |
8 | TS. Dương Văn Đoàn | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
9 | TS. Nguyễn Mạnh Tuấn | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
10 | ThS. Dương Hữu Lộc | Thành viên chính | Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
- Mục tiêu của nhiệm vụ:
+, Định danh được tên khoa học của cây Sả Hương Tây Giang, Quảng Nam.
+, Xác định được thành phần tinh dầu cây Sả Hương Tây Giang, Quảng Nam.
+, Lựa chọn được Dòng Sả có năng suất, chất lượng.
+, Tạo được chuỗi sản phẩm có giá trị đáp ứng yêu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
- Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
+, Điều tra đánh giá tổng quát sự phân bố nguồn gen, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sử dụng cây Sả Hương Tây Giang; Điều tra tình hình sản xuất, chế biến, chất lượng và khả năng tiêu thụ tinh dầu Sả ở Việt Nam
+, Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học của cây Sả Hương Tây Giang; Định danh tên khoa học của cây Sả Hương Tây Giang; Tuyển chọn được 1 – 2 dòng Sả Hương có năng suất trên 30 tấn thân lá tươi/ha/nam, hàm lượng tinh dầu ổn định trên 0,8%.
+, Xây dựng được 01 bộ dữ liệu về hàm lượng và thành phần tinh dầu cây Sả Hương Tây Giang đã được định danh.
+, Xây dựng được 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở lá Sả Hương Tây Giang và 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở tinh dầu Sả Hương Tây Giang.
+, Xây dựng được 01 vườn giống cây mẹ Sả Hương Tây Giang đã tuyển chọn, quy mô 1 ha, phục vụ nhân giống phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn.
+, Xác định được các thông số kỹ thuật tối ưu cho chưng cất và tinh chế tinh dầu; Lựa chọn được bao bì, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bảo quản của tinh dầu Sả Hương Tây Giang;
+, Đa dạng hóa sản phẩm từ tinh dầu Sả Hương Tây Giang (dầu gội đầu Sả Hương, dầu massage trị liệu Sả Hương, thuốc chống côn trùng Sả Hương) từ tối thiểu 50 kg tinh dầu đạt tiêu chuẩn; Tạo ra được 20 tấn phân hữu cơ vi sinh từ bã thải sau chưng cất tinh dầu Sả đạt TCVN 7185:2002.
+, Xây dựng quy trình công nghệ:
– 01 quy trình tuyển chọn giống và nhân giống cây Sả Hương Tây Giang.
– 01 quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch theo hướng VietGAP.
– 01 quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Sả Hương Tây Giang thô đạt hiệu suất ≥ 97%.
– 01 quy trình công nghệ tinh chế tinh dầu Sả Hương Tây Giang thô đạt hiệu suất ≥ 98%.
– 01 quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải sau chưng cất tinh dầu Sả nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững cây Sả Hương.
+, Xây dựng mô hình:
– 01 mô hình trồng Sả Hương Tây Giang theo hướng VietGAP, quy mô 10 ha từ giống được tuyển chọn, nhằm phát triển vùng nguyên liệu sản xuất tinh dầu Sả.
– 01 dây chuyền công nghệ chưng cất tinh dầu Sả Hương Tây giang thô quy mô 3.000 kg nguyên liệu/mẻ và 01 dây chuyền tinh chế tinh dầu Sả thô 100 kg/mẻ.
– 01 mô hình thử nghiệm phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải sau chưng cất tinh dầu Sả quy mô 2ha.
+, Sản xuất 200 kg tinh dầu đạt tương đương TCVN 11426:2016/ISO 3848:2016 theo 3 cấu từ chính (Citronellal, Geraniol, Citronellol).
+, Nâng cao chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật Công ty phối hợp và kỹ thuật trồng trọt, thâm canh cây Sả cho bà con nông dân huyện Tây Giang – Quảng Nam.
- Thời gian thực hiện: 30 tháng (Từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2023)
- phương thức khoán chi: Khoán đến sản phẩm cuối cùng
- Tổng kinh phí thực hiện: 16.500,00 triệu đồng, trong đó:
- Từ Ngân sách nhà nước : 11.500,00 triệu đồng
- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước : 5.000,00 triệu đồng
Thông báo này được công khai tại website Viện Ứng dụng Công nghệ (https://nacentech.vn)
Trân trọng!