Techfest Cao Bằng 2024
Techfest Cao Bằng 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại tỉnh Cao Bằng và khu vực Trung du, miền núi phía Bắc. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, doanh nghiệp, startup, và người dân, tạo nên một không khí sôi động và đầy hứng khởi.
Một trong những điểm nhấn của Techfest năm nay là triển lãm sản phẩm đa dạng và phong phú. Các gian hàng trưng bày những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp đến y tế, giáo dục. Đặc biệt là “Hệ thiết bị hỗ trợ trồng trọt công nghệ cao” thuộc “Dự án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng” do Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng thực hiện tại xã Lê Chung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham quan.
Cao Bằng là một trong những địa phương đi đầu trong việc quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mô hình mẫu từ áp dụng “Hệ thiết bị hỗ trợ trồng trọt công nghệ cao” đã được đưa vào sử dụng và bước đầu cho kết quả đáng khích lệ. Nhiều Hợp tác xã sản xuất, Viện nghiên cứu và Trung tâm ứng dụng khoa học thuộc các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Nam Định, Điện Biên, Tuyên Quang, Phú Thọ… đã rất quan tâm. Các đoàn công tác nhân dịp tham dự Techfest đã đến thăm, nghiên cứu, tìm hiểu và có những trao đổi trực tiếp tại địa chỉ ứng dụng.
Một số hình ảnh các đoàn công tác đến tìm hiểu tại địa chỉ ứng dụng:
TS. Vũ Đức Chiến, Trưởng phòng KHKH & HTQT, Viện Công nghiệp Thực Phẩm
Ông Vũ Xuân Trung PGĐ và cán bộ Trung tâm ứng dụng Sở KH&CN tỉnh Nam Định
Techfest Cao Bằng 2024 đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Sự kiện này không chỉ nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của khoa học công nghệ mà còn khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp địa phương. Qua đó, Techfest đã khẳng định vai trò thiết yếu của đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Nâng tầm nông nghiệp Cao Bằng với khoa học công nghệ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX và Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng đã xác định: Xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ triển khai các mô hình thực nghiệm, mô hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và đời sống để hỗ trợ, tăng cường quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho nhân dân địa phương.
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã hợp tác với Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học – Viện Ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, cung cấp trang thiết bị phục vụ trồng trọt công nghệ cao. Hệ thống đã được lắp đặt, đưa vào sử dụng đáp ứng mục tiêu của Đề án bao gồm các phân hệ, thiết bị sau:
Thiết bị nuôi cấy mô: Để đảm bảo sự thành công của quá trình nuôi cấy mô, việc tạo ra một môi trường vô trùng tuyệt đối và ổn định về nhiệt độ, độ ẩm là vô cùng quan trọng. Dự án cung cấp Hệ thống thiết bị như Tủ cấy vô trùng, kính hiển vi, máy đo pH, máy đo độ dẫn điện, nồi hấp, các loại hóa chất nuôi cấy, phòng nuôi cấy điều hòa. Ngoài ra, dự án cũng đào tạo kỹ thuật viên, xây dựng quy trình làm việc và quy trình vận hành, bảo trì thiết bị; lập sổ tay theo dõi thiết bị và quy trình nuôi cấy. Hiện tại, Viện Ứng dụng công nghệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học “Ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình trồng dược liệu Lan Kim tuyến bản địa và một số loại Lan khác tại tỉnh Cao Bằng” Quy mô 8000- 10000 cây Lan hồ điệp và 15000- 20000 cây Lan kim tuyến
1) Nhà màng quy mô 873m2 được chia làm 2 phân khu, có hệ thống làm mát bằng tường nước và hệ thống điều hòa lạnh sâu hỗ trợ điều chỉnh ra hoa, kết quả trái vụ cho một số đối tượng cây trồng có giá trị cao (Lan hồ điệp, Lan kim tuyến…).
Hình ảnh lắp đặt hệ thống điều khiển, pha dinh dưỡng tự động và tưới
2) Nhà lưới quy mô 873m2 được làm mát bằng tường nước, hệ thống cắt nắng, điều khiển ánh sáng, phun sương tạo ẩm sử dụng cho cây tích tụ hoạt chất và phát triển cây có yếu tố ảnh hưởng do độ ẩm môi trường.
3) Nhà vườn cây thực nghiệm được chia thành 6 khu trong đó có điều khiển cắt nắng riêng, điều tiết ánh sáng dùng để xây dựng quy trình chăm sóc của các loại cây sinh trưởng phát triển do ảnh hưởng ánh sáng lớn, lập sổ tay dùng cho các hợp tác xã sản xuất đại trà.
4) Vườn giống gốc cây dược liệu quy mô 1200m2 sử dụng công nghệ tưới phun sương. Vườn là nơi lưu trữ nhiều loại cây thuốc bản địa đặc hữu cho giá trịnh kinh tế cao, có các hoạt chất quý hiếm cho ngành dược, y tế.
5) Vườn giống cây ăn quả đầu dòng quy mô 1120m2 dùng công nghệ tưới phun mưa. Vườn là nơi lưu trữ cây quý hiếm phục lấy tế bào gốc cho việc phát triển nhanh sản lượng cây trồng qua công nghệ nuôi cấy mô.
Việc xây dựng và vận hành “Hệ thiết bị hỗ trợ trồng trọt công nghệ cao” tích hợp các thiết bị kỹ thuật thông minh sử dụng IoT, AI, và Big Data, được đánh giá là sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Cao Bằng. Hệ thống này không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn giúp bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
Hệ sinh thái chuyển đổi số IMET
Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học